Người tìm việc, doanh nghiệp tìm nhân sự, tại sao vẫn không có điểm dừng?
Danh tiếng, quy mô, lĩnh vực chuyên ngành của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn của sinh viên khi tìm việc. Và không ít doanh nghiệp thì đặt ra tiêu ‘
1. Nội dung mô tả công việc
Về cơ bản, các phần việc cần phải thực hiện, quy trình làm việc, đội ngũ tham gia…, đều được nêu trong khoản mục này. Doanh nghiệp thể hiện khái quát, đôi khi chi tiết công việc thực tế của nhân viên đảm nhận vị trí này. Điều doanh nghiệp cần đã được nói khá rõ. Nếu như ở bước này sinh viên chỉ đọc sơ lược, không quan tâm đúng mức thì có thể xem như bước tiến đầu tiên đến công việc là không đủ vững chắc.
Việc đáng lưu ý ở đây là ứng viên cần đọc hiểu, hình dung được việc mà mình đang muốn làm có phải là những điều này. Có thể sử dụng kết hợp các công cụ mạng trực tuyến, website chứa blog thông tin việc làm, người chuyên môn mà mình quen biết…, để hiểu kỹ hơn về công việc đang ứng tuyển. Tồn tại sự khác nhau trong hình thức, mục tiêu, quy mô giữa các doanh nghiệp nhưng không có 10 phần thì cũng nên nắm được 7-8 phần việc sẽ phải làm ở vị trí này.
Ghi nhớ, hiểu tính chất công việc giúp sinh viên tìm việc không chỉ định hướng được mục tiêu cho mình, tạo bản CV hiệu quả, đồng thời khoảng cách giữa một nhà tuyển dụng tương lai chưa từng biết và một ứng viên có vẻ xích lại gần hơn.
2. Những yêu cầu và kỹ năng công việc
Tại đây, vấn đề “cần và đủ” được nêu bật lên: doanh nghiệp cần gì ở sinh viên và sinh viên có thể đáp ứng bao nhiêu cho những điều kiện cần này. Đa phần các bạn sinh viên sẽ chỉ dừng lại ở mức “cảm thấy rằng mình đáp ứng được…”. Điều này là chưa đủ, nên có sự suy nghĩ chắc chắn hơn, suy nghĩ và gợi nhớ về những việc đã làm tạo nên các kỹ năng tương ứng.
Khá đúng khi cho rằng trước 1 thông tin tuyển dụng, dù yêu thích doanh nghiệp hay vị trí đó thế nào, nếu khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của bạn trên 80% (đáp ứng trên 4 yêu cầu trong 5 yêu cầu chung) thì hãy nên ứng tuyển. Cách làm này giúp bạn nghĩ thực tế, tránh quá tin vào may mắn, tiết kiệm thời gian và công sức cho một mục tiêu quá xa vời mà bỏ lỡ những cơ hội có trong tầm tay mình.
Doanh nghiệp cần trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng mềm, và sinh viên thì không phải ai cũng có thể toàn diện đáp ứng những điều này. Mấu chốt vấn đề là tìm điểm chung giữa hai bên. Dù là tốt nghiệp cùng ngành, khác ngành hay mang tính liên quan đến ngành nghề đang ứng tuyển; giải quyết vấn đề chuyên môn sẽ đến kinh nghiệm và yêu cầu kỹ năng. Sinh viên nên hiểu rằng kỹ năng mềm đến từ công việc thực tế, những gì bạn trải qua hoặc đang làm trong cuộc sống. Ví dụ: bạn sinh viên đã từng thuyết phục được nhà tuyển dụng khi trình bày có hệ thống kỹ năng sắp xếp công việc, giải quyết vấn đề, tổ chức thời gian…, những kỹ năng cơ bản tuyệt vời đến từ công việc “gia sư” của những năm tháng đại học.
Cho doanh nghiệp thấy rõ những việc mà bạn thật sự đã làm là sẽ giúp ích cho công việc sau này. Bạn nên dành thời gian xem xét kỹ: là bạn không có, thiếu hay vốn dĩ các kỹ năng đã tồn tại trong bạn nhưng lại chưa được nhìn nhận lại, tổng hợp, phân tích để làm nổi bật chúng, giúp bạn trở thành nhân viên mà doanh nghiệp đang cần!
3. Hình thức, lương thưởng công việc
Đa ngành nghề đi kèm với đa cách thức: toàn thời gian, bán thời gian, thời vụ, giờ tự do. Hai bên nên có sự thống nhất rõ ràng: lương thưởng, chính sách, hình thức làm việc…, Ngay từ đầu, sinh viên nêu rõ những gì mình đáng được nhận cho trách nhiệm và nghĩa vụ của mình; còn doanh nghiệp thì cởi mở, chân thật và luôn giữ lời cho những hứa hẹn nếu có. Điều này tránh được một số vấn đề có thể xảy ra: sinh viên cho rằng những gì mình nhận được là không tương xứng với kết quả tạo ra, doanh nghiệp cảm thấy có sự đòi hỏi của “những người mới”. Tránh những tình huống xấu thế này là tránh tăng thêm tính mất cân đối trong lao động: một bên thì nghỉ việc, bên kia thì lại tiếp tục tuyển dụng.
4. Lựa và Chọn
Danh tiếng, quy mô, lĩnh vực chuyên ngành của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn của sinh viên khi tìm việc. Và không ít doanh nghiệp thì đặt ra tiêu chuẩn “sinh viên đến từ đâu”.
Nếu sinh viên không quá thu hẹp và tìm đúng những lựa chọn thích hợp cho mình, đồng thời các doanh nghiệp có sự mở rộng các đối tượng ứng tuyển, thì sẽ phần nào hạn chế được cầu – cung quá chênh lệch.
Leave a Reply