Có nên buôn chuyện nơi công sở không?
Người này luôn than phiền với mọi người về các vấn đề của cô/anh ta dù không biết người đối diện có thoải mái và sẵn lòng muốn nghe hay không. Trong khi họ trút bỏ bớt
Buôn chuyện nơi công sở nếu chúng ta vận dụng đúng thì đó là nơi các đồng nghiệp gần gũi nhau hơn, nhưng nếu chúng ta không biết cách vận dụng thì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường công sở.
Dưới đây là các mẫu người buôn chuyện thường thấy trong công sở:
1. “Chiếc máy ghi âm”
Kiểu người này chuyên nghe những câu chuyện của người khác và kể lại y nguyên chúng với tất cả mọi người họ gặp trong cơ quan. Những người này chỉ đơn giản nghĩ rằng việc đó là vô hại và họ lấy những câu chuyện đó như cách để tạo mối quan hệ thân thiết với mọi người trong công ty.
Ví dụ, bạn tâm sự với các đồng nghiệp rằng bạn lo lắng về cách cư xử của sếp mấy tuần gần đây. Sếp thường lơ đãng trong công việc và đi làm muộn. Ngay ngày hôm sau bạn vô tình nghe được 2 đồng nghiệp khác đang bàn tán câu chuyện hôm qua đó.
Bạn nên có chính kiến hơn nơi công sở, cố gắng tập trung vào chuyện công việc mỗi khi nói chuyện với mọi người. Những cuộc nói chuyện ngắn bàn về tình hình giá cả, thời tiết thì sẽ tốt hơn là những thông tin riêng của bạn như về các dự án mới, mức lương của bạn,…
2. Gián điệp “tám”
Người đồng nghiệp này luôn đến bên bàn làm việc của bạn, dù bạn đang bận rộn hay không, cô ấy vẫn luyên thuyên về những chuyện tầm phào mà cô ấy mới nghe được từ những người khác. Người này có thể buôn chuyện ở mọi nơi mọi lúc mà không cần quan tâm người nghe có hứng thú hay không.
Cách tốt nhất để thoát khỏi những người như thế này đó là tìm cách chuyển đề tài hoặc cắt ngang câu chuyện một cách lịch sự và nói rằng hiện giờ bạn đang có một thời hạn công việc cần hoàn thành gấp.
3. “Kẻ hai mang ”
Người này khi đứng với bạn thì nói xấu sếp nhưng khi đứng với sếp sẽ nói xấu bạn. Với kiểu tâm sự trò chuyện như vậy rất dễ khiến bạn cởi mở và nói cho họ nghe những bí mật của bản thân và sau đó sẽ là lan ra toàn công ty mà bạn không ngờ tới.
Vì vậy bạn cần tỉnh táo trước khi nói về đời tư của bản thân với bất kỳ ai trong công ty. Tốt nhất là chỉ nên dừng nội dung câu chuyện ở công việc hoặc các tin tức xã hội, kinh tế và đặc biệt tránh nói về những chuyện cá nhân dù của bất cứ ai.
4. Người bán “than”
Người này luôn than phiền với mọi người về các vấn đề của cô/anh ta dù không biết người đối diện có thoải mái và sẵn lòng muốn nghe hay không. Trong khi họ trút bỏ bớt được những gánh nặng của bản thân thì bạn lại cảm thấy mệt mỏi vì những câu chuyện đó.
Với những người này, im lặng lắng nghe một lát và lịch sự đứng dậy như nghe điện thoại hoặc đi vệ sinh. Đặc biệt tránh hòa đồng hoặc thêm vào những lời bình luận vì việc đó sẽ chỉ làm cho anh/cô ta hứng thú kể lể hơn.
Leave a Reply