Cần phải làm gì khi bị công ty sa thải?

Khi bạn ứng tuyển vào một công ty mới, những nhà tuyển dụng ở đây có thể gọi và tham khảo thông tin về bạn từ công ty cũ. Vì vậy, đừng quên thương lượng với họ về


1. Đàm phán về trợ cấp thôi việc

Thông thường công ty sẽ trả cho bạn một khoản tiền trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể thương lượng được. Bạn có thể yêu cầu một khoản tiền lớn hơn hoặc một chế độ ưu đãi đặc biệt nào đó mà bạn cho là hợp lý. Không phải lúc nào việc đàm phán cũng thành công nhưng bạn chẳng mất gì nếu thử điều đó cả.

2. Hỏi về những quyền lợi khác

Đừng quên đặt câu hỏi về những quyền lợi mà bạn được hưởng. Chẳng hạn thẻ bảo hiểm y tế của bạn sẽ được sử dụng đến bao giờ? Số ngày nghỉ phép chưa sử dụng của bạn có được thanh toán bằng tiền mặt hay không?…

3. Thương lượng về lý do bạn ra đi và khả năng làm việc của bạn

Khi bạn ứng tuyển vào một công ty mới, những nhà tuyển dụng ở đây có thể gọi và tham khảo thông tin về bạn từ công ty cũ. Vì vậy, đừng quên thương lượng với họ về lý do bạn ra đi và khả năng làm việc của bạn nếu có ai hỏi về điều đó.

4. Thu thập càng nhiều thông tin về việc sa thải càng tốt

Đừng quên tìm hiểu về quy mô và lý do của đợt sa thải nhân sự này. Điều đó sẽ có lợi trong tương lai. Bạn có thể giải thích với nhà tuyển dụng mới của mình rằng thực tế bạn chỉ là 1 trong số 200 người bị sa thải hoặc nguyên nhân của việc bạn phải ra đi là công ty cũ đã thay đổi định hướng kinh doanh và chuyên môn của bạn không còn phù hợp với chiến lược mới này.

5. Thoải mái với các đồng nghiệp

Khi bạn bị sa thải, những đồng nghiệp khác có thể thấy rất khó xử và tránh nói về chủ đề này. Bạn nên thể hiện sự thoải mái với mọi người, không nên kêu ca về sếp hay công ty với các đồng nghiệp. Hãy tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ.

6. Liên lạc với quản lý và đồng nghiệp cũ để được giúp đỡ tìm việc làm mới

Đừng cảm thấy e ngại hay xấu hổ khi phải nhờ sự giúp đỡ của người khác. Điều này là việc làm hết sức bình thường và nhiều người bị sa thải đã tìm thấy công việc tiếp theo của họ nhờ sự giới thiệu của bạn bè và người thân.

7. Không làm bất cứ điều gì vội vàng, đặc biệt là trong lúc tức giận

Khi bị sa thải, bạn có thể cảm thấy rất tức giận và thể hiện thái độ khó chịu của mình hoặc bạn sẽ nói xấu sếp và công ty với khách hàng. Tuy nhiên, những việc làm đó lại vô tình hạ thấp danh dự và uy tín của bạn. Hãy cư xử bình tĩnh và chuyên nghiệp.

8. Nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ngay lập tức

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình sẽ không mất quá nhiều thời gian để tìm được công việc mới hay số tiền tiết kiệm của bạn đủ cho bạn sống thỏai mái trong một thời gian dài, bạn vẫn nên nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp-bởi vì rất khó dự đoán chính xác bạn cần bao lâu để tìm được một vị trí mới, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *